BSCI là gì?
BSCI (Business Social Compliance Initiative – Bộ tiêu chuẩn đánh giá tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh) là một hệ thống quản lý chuỗi cung ứng hàng đầu, với mục đích thiết lập một diễn đàn chung cho các quy tắc ứng xử và hệ thống giám sát ở châu Âu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Sau 17 năm hình thành từ đề xuất của Hiệp hội Ngoại thương (FTA), đến nay BSCI đã có 11 quy tắc. Cốt lõi là đảm bảo các công ty tham gia BSCI tuân thủ các điều khoản về lao động quốc tế và môi trường.
Bên cạnh đó, các công ty cung ứng phải đảm bảo các nhà thầu phụ của họ tuân theo BSCI, tạo thành dòng chảy liền mạch trong chuỗi cung ứng, từ giai đoạn bắt đầu cho đến khi các sản phẩm được hoàn thành.
Vì sao nên tham gia BSCI?
Bộ tiêu chuẩn này nhanh chóng được các hiệp hội, tập đoàn, doanh nghiệp, các nhà nhập khẩu, nhà sản xuất hàng tiêu dùng, các công ty bán lẻ trên thế giới đánh giá cao và áp dụng. Đến nay đã có hơn 50 thương hiệu tại 9 quốc gia trên thế giới áp dụng BSCI (Business Social Compliance Initiative); trong đó có nhiều tên tuổi lớn như Metro, Kesko, Otto, Espirit, Lindex, Ave…
Vì sao những doanh nghiệp tham gia BSCI được tin tưởng, tăng khả năng cạnh tranh?
- Đây là tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện. Khi tham gia BSCI, doanh nghiệp cam kết tuân thủ quy tắc trong sân chơi toàn cầu, đó là kinh doanh gắn liền với trách nhiệm xã hội, tạo ra môi trường làm việc an toàn, công bằng.
- Bên cạnh đó, BSCI sẽ được tái đánh giá định kỳ, cho thấy tư thế doanh nghiệp luôn sẵn sàng để cải thiện điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng của họ.
- Nơi làm việc không có lao động trẻ em. Sản phẩm làm ra không phải từ nguồn lao động bị áp bức.
- BSCI là bộ quy tắc ứng xử toàn cầu, nên doanh nghiệp tham gia BSCI có thể dễ dàng xuất khẩu cho các nước trong khối châu Âu, Châu Mỹ. Điều này tạo tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
- Tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu và lợi nhuận. Vì sao như vậy?
Doanh nghiệp tham gia BSCI được đối tác đánh giá cao, nâng cao thương hiệu, xuất nhập khẩu thuận lợi hơn, dẫn đến doanh thu tăng.
Doanh nghiệp đảm bảo điều kiện về môi trường làm việc, tạo nên mối quan hệ lành mạnh với người lao động. Khi được bảo đảm về tiền công, phúc lợi xã hội và lợi ích khác, người lao động an tâm làm việc có năng suất hơn.
Cả hai bên đều có lợi.
Ở VN, dù BSCI còn tương đối mới, nhưng trong xu thế hội nhập, việc sớm áp dụng BSCI là rất cần thiết.
Áp dụng BSCI, các nhà cung ứng xuất khẩu VN sẽ cải thiện lâu dài các tiêu chuẩn xã hội, qua đó thay đổi tốt hơn điều kiện làm việc cho người lao động, quan hệ lao động, kết quả kinh doanh và chất lượng xã hội của sản phẩm.